Thoát vị đĩa đệm và những điều tuyệt đối không thể bỏ qua
Thoát vị đĩa đệm là nỗi ám ảnh mỗi chúng ta khi bước sang tuổi 30. Những cơn đau buốt ở sống lưng đột ngột khiến chúng ta khó chịu, đau nhức, mệt mỏi. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Tại sao mọi người lại e ngại mỗi khi nhắc đến nó vậy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong của đốt sống. Khi các nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn cột sống nào trên cơ thể.
Tuy nhiên, thường gặp nhiều nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Chúng thường gây đau nhức, khó chịu. Để lâu dần sẽ lan xuống các khu vực như mông và chân. Khiến người mắc phải khó khăn trong việc di chuyển.
Độ tuổi từ 30 – 55 thường mắc phải chứng thoát vị đĩa điệm
Không chỉ có thoát vị đĩa đệm thắt lưng mới gây cho người bệnh mệt mỏi. Mà bệnh thoát vị đĩa đệm ở các vị trí như: Cổ, vai, tay cũng khiến người bệnh đau như “chết đi sống lại”. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm trên.
Nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không chừa một ai. Từ người già đến giới trẻ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bệnh.Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm phải kể đến:
Vấn đề về tuổi tác
Về già sức khỏe của chúng ta ngày càng suy giảm. Cùng với đó là các bộ phận, cơ quan trên cơ thể sẽ không còn linh hoạt như trước. Đặc biệt, là các khớp xương và đĩa đệm của chúng cũng dần bị thoái hóa. Điều này, khiến cho chúng ta càng về già sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn.
Khi chúng ta bước vào độ tuổi 30, các thành phần nước và đàn hồi bên trong của nhân tủy sẽ giảm dần. Đĩa đệm sẽ không còn dẻo dai như trước. Phần nhân nhầy sẽ bị khô, thiếu nước làm cho vòng sụn bên ngoài bị thoái hóa gây ra tình trạng rạn nứt. Nếu có tác động mạnh từ bên ngoài sẽ nhanh chóng thúc đẩy và gây ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm.
Do tai nạn lao động hay giao thông
Thoát vị đĩa đệm có thể do tai nạn gây nên. Người bệnh từng phải chịu những cú ngã, va đập mạnh vào phần lưng, cổ, vai. Áp lực mạnh từ tai nạn đã tác động đến phần cột sống khiến đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu.
Chúng có thể dẫn đến tình trạng bị rạn nứt và rách đĩa đệm. Phần nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài chèn ép các dây thần kinh. Gây ra tình trạng thoái hóa đĩa đệm ở thắt lưng, cổ, vai,… cho người bệnh.
Do lao động, vận động sai tư thế
Nếu duy trì các tư thế ngồi, làm việc không đúng có thể gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Cúi gập người, mang vác đồ nặng sai cách sẽ có thể làm đĩa đệm bị rách. Thói quen cúi người cong lưng để nhấc đồ nặng sẽ có thể làm tổn thương các đốt sống lưng. Đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
Lao động, vận động sai tư thế khiến bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm
Tăng cân, béo phì quá mức
Nếu trọng lượng của cơ thể chúng ta vượt quá mức cho phép. Sẽ làm cột sống bị quá tải, tăng sức đè nén lên cho đĩa đệm. Khiến đĩa đệm có thể lệch khỏi vị trí trung tâm. Vì vậy, hãy kiểm soát cân nặng của mình hợp lý.
Thoát vị đĩa đệm do bẩm sinh
Do di truyền cột sống của mọi người bị yếu hơn. Rất dễ để thoát vị nhân tủy gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Trong trường hợp này các bạn sẽ thiết lập cho mình chế độ sinh hoạt hợp lý để nhanh chóng cải tình trạng bệnh. Vậy làm cách nào để nhận biết căn bệnh này sớm bây giờ?
Triệu chứng gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm?
Thoái hóa đĩa đệm là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện kịp thời. Vì vậy, nếu gặp một trong những triệu chứng sau đây hãy nhanh chóng đi khám để có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Cơ thể bồn chồn, đau nhức và tê chân tay mỗi buổi sáng thức dậy. Mất khả năng sinh hoạt hàng ngày.
- Đau nhức ở vùng cổ, vai gáy khiến chúng ta khó khăn trong việc quay đầu. Cơn đau sẽ lan sang các khu vực như cánh tay, mông, chân theo dọc các dây thần kinh.
- Người bệnh gây đau nhức âm ỉ và dữ dội ở vùng thắt lưng. Những cảm giác tê, bỏng rát như bị kim châm khiến chúng ta cảm giác đau buốt.
- Những cơn đau kéo dài chỉ có dấu hiệu giảm khi nghỉ ngơi và đau buốt hơn khi lao động.
- Đau tê các bộ phận, giảm khả năng cử động và thường bị mất lực mỗi khi lao động.
- Thường gặp khó khăn khi đi tiểu tiện.
Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào là tốt?
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây
Thuốc tây là một trong những cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được nhiều người sử dụng nhiều hiện nay. Những loại thuốc sẽ được bác sĩ kê toa và người bệnh sẽ uống theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, thuốc tây chỉ là dùng đối với các tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ và vừa. Nếu tình trạng bệnh đã nặng thì phương pháp này không hiệu quả. Mặt khác, nếu sử dụng sai cách và lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ gây những tác động phụ cho người bệnh. Vậy nên hãy cân nhắc trước khi dùng thuốc tây để trị bệnh.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp dân gian
Bạn có thể cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm của mình bằng các thảo dược quanh nhà. Những bài thuốc từ: Cây vối, lá lốt, ngải cứu,…sẽ giúp bạn giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh của. Đây đều là những nguyên liệu dễ kiếm và có thể thực hiện nay tại nhà. Nếu thực hiện thường xuyên bạn sẽ nhanh chóng thu lại được kết quả như mong muốn.
>>> Bạn nên đọc ngay bài viết top 3 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà. Để có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình nhé!
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu
Phương pháp này sẽ giúp quá trình phục hồi và điều trị được nhanh hơn. Chúng phục hồi đĩa đệm bằng cách giảm đau, tăng tính linh hoạt. Cải thiện khả năng đi lại và vận động của người bệnh. Bạn cũng có thể tự tập luyện tại nhà bằng các bài tập thể dục đơn giản. Chúng sẽ giúp bạn giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh được tốt hơn.
>>> Đừng bỏ qua bài viết top 5 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả ngay tại nhà. Để có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình tốt hơn nhé!
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ áp dụng đối với các trường hợp bệnh đã tái phát nặng. Sau quá trình điều trị không phẫu thuật không khỏi. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp phẫu thuật sẽ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm. Bởi chúng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: Chảy máu, nhiễm trùng,…Bởi vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ các phương pháp để có cách điều trị thích hợp nhất với mình.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.