Tìm hiểu xét nghiệm máu bao lâu có kết quả chính xác
Thông thường khi đi khám bệnh thì bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán bệnh và đánh giá một số cơ quan trong cơ thể. Vậy xét nghiệm máu bao lâu có kết quả? Các bạn hãy theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.
Xét nghiệm máu biết được những gì?
Kết quả của xét nghiệm máu có thể cho chúng ta biết được rất nhiều về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là khả năng phát hiện những bệnh lý khá nguy hiểm khi chúng đang ở giai đoạn tiềm ẩn và chưa phát bệnh không nhận ra. Thông thường, khi đi khám sức khỏe định kỳ và được yêu cầu xét nghiệm máu tổng quát, người bệnh sẽ được thực hiện những xét nghiệm máu sau:
Xét nghiệm máu bao lâu thì có kết quả
- Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm này cho biết số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác, từ đó biết được người bệnh có gặp các vấn đề về thiếu máu hoặc các bệnh lý về rối loạn máu hay không.
- Xét nghiệm đường máu: Xét nghiệm xác định nồng độ đường trong máu để chẩn đoán có bị bệnh tiểu đường hay không.
- Xét nghiệm mỡ máu: Xét nghiệm đánh giá nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
- Xét nghiệm chức năng gan: Xét nghiệm giúp đánh giá, chẩn đoán phát hiện những tổn thương về gan mật.
- Xét nghiệm viêm gan virus: Xét nghiệm phát hiện các nguy cơ của bệnh viêm gan B, kháng thể viêm gan C, A
- Xét nghiệm HIV: Xét nghiệm phát hiện căn bệnh HIV.
Ngoài ra, tùy vào mục đích thăm khám, chẩn đoán bệnh lý mà các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm kiểm tra các chất chỉ điểm ung thư, xét nghiệm phát hiện các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục (lậu, giang mai,…), xét nghiệm chẩn đoán thai sớm,….
Xét nghiệm máu bao lâu có kết quả
Để có thể trả lời chính xác xét nghiệm máu bao lâu có kết quả thì cần dựa vào những yếu tố cơ bản sau:
- Mục đích xét nghiệm: Tùy vào mục đích của việc xét nghiệm máu như: kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý (tiểu đường, viêm gan B, HIV, bệnh xã hội,…). Với mỗi loại xét nghiệm khác nhau sẽ có những chỉ định kiểm tra riêng, nên sẽ có chênh lệch nhất định về thời gian.
- Phương pháp thực hiện: Các phương pháp thực hiện khác nhau: test nhanh, xét nghiệm chuyên sâu,… sẽ cho ra thời gian kết quả khác nhau.
- Thiết bị tiến hành: Hiện nay với trang thiết bị hiện đại việc xét nghiệm máu trở nên dễ dàng và thời gian được rút ngắn hơn từ 1 – 2 tiếng so với thiết bị cũ mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao.
Kết quả xét nghiệm máu có giá trị bao lâu x
Như vậy xét nghiệm máu mất bao lâu sẽ tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản kể trên. Thông thường, với những xét nghiệm đơn giản sẽ mất khoảng 1 – 1h30 giờ, các xét nghiệm phức tạp thì 3 – 4 giờ. Riêng xét nghiệm để kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thời gian nhận kết quả có thể là 1 tuần.
Bao lâu nên xét nghiệm máu 1 lần?
Khoảng cách giữa các lần xét nghiệm máu tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiền sử bệnh, tuổi tác, giới tính và lối sống…
Việc xét nghiệm máu là để chẩn đoán xem bệnh nhân có bị bệnh này hay không. Còn xét nghiệm tầm soát là khi một người không hề có triệu chứng gì; họ được chỉ định làm xét nghiệm kiểm tra phát hiện sớm một bệnh nào đó.
Đối với người lớn khỏe mạnh khuyến cáo nên khám định kỳ mỗi năm, theo dõi cân nặng, chiều cao, BMI và huyết áp mỗi năm. Có thể làm các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, sinh hóa máu cơ bản, các thói quen về sức khỏe như hút thuốc, uống rượu, vận động…
Một số tình trạng phát hiện được trước đó như bệnh sỏi thận, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao… có thời gian xét nghiệm gần hơn. Tốt nhất bạn nên tới một cơ sở có quy trình khám sức khỏe tổng quát rõ ràng, để bác sĩ đánh giá và kê những xét nghiệm cần thiết.
Trường hợp khác cần làm xét nghiệm máu là khi bệnh nhân tìm tới và trình bày một vấn đề cụ thể nào đó thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu hụt sắt hoặc gặp rắc rối về tuyến giáp không.