[Góc hỏi đáp] Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả?
Bạn đã biết xét nghiệm sinh thiết là gì? Chí phí như thế nào? Và xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả chưa? Để hiểu rõ hơn về phương pháp này các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé
1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?
Sinh thiết là thủ thuật lấy một mẫu nhỏ của mô cơ thể để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, có thể là nội tạng, da hay các cấu trúc khác.
Xét nghiệm sinh thiết là gì?
Thông qua việc quan sát này, đây sẽ là căn cứ để các bác sĩ đưa ra kết luận và nhận diện căn bệnh mà bệnh nhân đang mắc phải để đưa ra phương pháp điều trị.
Thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư hoặc các bệnh nhiễm khuẩn. Xét nghiệm sinh thiết thường cho kết quả rất chính xác.
2. Xét nghiệm sinh thiết để làm gì?
Xét nghiệm sinh thiết được tiến hành để kiểm tra và xác định những bất thường về:
– Chức năng: Gan hoặc thận có vấn đề.
– Cấu trúc: Bị sưng ở một cơ quan nào đó.
Mẫu mô của cơ thể khi được quan sát dưới kinh hiển vi sẽ giúp bác sĩ tìm kiếm các tế bào bất thường, đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm hoặc phân độ của ung thư từ đó chẩn đoán bệnh đúng hơn.
Nếu chỉ khám lâm sàng, bác sĩ không có đủ điều kiện để xác định khối u là lành tính hay ác tính, do đó người bệnh cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết là một kỹ thuật phức tạp, do đó người ta chỉ làm sinh thiết sau khi đã thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán đơn giản hơn (chụp X quang, siêu âm) mà chưa khẳng định chắc chắn bệnh tật.
Kết quả xét nghiệm có vai trò rất quan trọng, Bác sĩ sẽ dựa trên xét nghiệm này để xác định phương pháp cũng như đánh giá hiệu quả điều trị bệnh.
Xét nghiệm thường được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh: Ung thư, các trường hợp bị viêm nhiễm khuẩn không rõ nguyên nhân như: viêm thận, viêm gan.
3. Xét nghiệm sinh thiết gồm có những loại nào?
Có nhiều loại sinh thiết được sử dụng trong chẩn đoán điều trị bệnh bao gồm:
– Sinh thiết kim: Được sử dụng để lấy mẫu mô từ cơ quan hoặc khối u dưới da. Một ống kim dài có thể được đâm xuyên qua da vào các cơ quan như thận, gan, tủy xương, tuyến giáp hoặc khối u bất thường… sau đó lấy ra một mẫu mô. Bác sĩ sẽ dùng một kim nhỏ để tiêm thuốc mê tại chỗ vào da trước khi sinh thiết kim để giảm bớt đau.
– Sinh thiết nội soi: Là dùng một ống soi dài có gắn đèn để quan sát các phần khác nhau của cơ thể từ đó phát hiện các hiện tượng lạ. Sinh thiết thường được thực hiện trong các thủ thuật nội soi như nội soi dạ dày
– Sinh thiết cắt bỏ: Là cắt một phần hoặc toàn bộ khối u để tìm tế bào bất thường. Sinh thiết cắt bỏ được thực hiện dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân, phụ thuộc vào vị trí khối u. Loại sinh thiết này thường thực hiện cho khối u ở vú.
– Sinh thiết bấm: Thường sử dụng để chẩn đoán các bệnh về da. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da cần sinh thiết. Để lấy mẫu mà không bị đau người bệnh có thể được tiêm một số thuốc tê tại chỗ hoặc bôi một số kem gây tê trước.
– Sinh thiết trong quá trình phẫu thuật: Là đang trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong vài phút, giúp hướng dẫn phẫu thuật hoặc điều trị thêm.
4. Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí lấy mẫu, khối u, ca mổ và cách làm thì sẽ có chi phí khác nhau, trung bình mỗi một mẫu xét nghiệm mất khoảng 150.000 đồng
Xét nghiệm bao nhiêu tiền?
Có trường hợp bệnh nhân chỉ lấy một mẫu để xét nghiệm, tuy nhiên cũng có bệnh nhân cần phải lấy nhiều mẫu hơn. Do đó, mỗi bệnh nhân sẽ có mức chi phí xét nghiệm khác nhau. Thời gian trả kết quả từ 7-10 ngày. Trường hợp cấp bách, kết quả có trong vòng 3 ngày.
5. Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả?
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều bệnh nhân khi phải thực hiện phương pháp này, ai cũng lo lắng về căn bệnh của mình và thời gian chờ đợi để lấy được kết quả.
Thông thường, kết quả xét nghiệm sinh thiết sẽ có trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Trong một số trường hợp cần thiết và đặc biệt kết quả sẽ có trong vòng 3 ngày. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường hợp xét nghiệm khác nhau thì thời gian có kết quả cũng sẽ khác nhau.
Sinh thiết vòm họng
Sinh thiết vòm họng được thực hiện khi có những nghi ngờ trong việc chẩn đoán ung thư vòm họng. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy một phần mô ở khối u để quan sát dưới kính hiển vi. Việc lấy mẫu tế bào sinh thiết vòm họng khá đơn giản nên bệnh nhân có thể nhận kết quả xét nghiệm sinh thiết trong khoảng 2 ngày.
Xét nghiệm bao lâu có kết quả?
Sinh thiết dạ dày
Thường được sử dụng để phán đoán chính xác về căn bệnh ung thư dạ dày,các bác sĩ sẽ thực hiện tách mẫu mô niêm mạc dạ dày và quan sát dưới kính hiển vi. Trong một số trường hợp có thể sử dụng phương pháp nội soi, tuy nhiên, đây chưa đủ căn cứ và cơ sở để đưa ra kết luận chính xác cho người bệnh. Người bệnh có thể nhận kết quả sau khoảng ít nhất 3 ngày thực hiện lấy mẫu tế bào
Sinh thiết hạch
Để lấy mẫu sinh thiết hạch, thông thường người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này được thực hiện khi căn bệnh ung thư có những biến chứng nặng ở giai đoạn cuối. Thực hiện xét nghiệm hạch sẽ mất nhiều thời gian nhất. Người bệnh phải chờ đợi ít nhất là 4 ngày và lâu hơn có thể là 10 ngày mới nhận được kết quả xét nghiệm từ bác sĩ. Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết sinh thiết bao lâu thì có kết quả rồi chứ!
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về xét nghiệm sinh thiết hiện nay. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.