Hồng cầu là gì và số lượng hồng cầu có trong cơ thể con người
Đối với máu, hông cầu là nhân tố vô cùng quan trọng. Lượng hồng cầu đối với mỗi người là khác nhau. Cùng tìm hiểu hồng cầu là gì và số lượng hồng cầu có trong cơ thể con người qua bài viết dưới đây.
Hồng cầu là gì?
Hồng cầu (hay hồng huyết cầu) là thành phần chiếm số lượng lớn trong tế bào máu (96%), có chứa huyết sắc tố giúp cho máu có màu đỏ.
Cấu tạo hồng cầu
Trước đây, dưới góc nhìn của kính hiển vi quang học hồng cầu được thấy có hình tròn nên được cho rằng các tế bào đó đều hình cầu, tạo thành nguồn gốc tên gọi “hồng cầu”.
Xem ngay: baso là gì để hiểu thêm về vấn đề này
Đến ngày nay dưới kính hiển vi điện tử, tế bào hình cầu hiển thị rõ hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 micromet, độ dày khoảng 2,5 micromet ở chỗ dày nhất và không quá 1 micromet ở trung tâm. Thể tích trung bình của hồng cầu trong khoảng 76 – 96 micromet3. Do có màng tế bào hồng cầu dẻo dai bao bọc nên hồng cầu có khả năng biến dạng rất cao mà không bị vỡ rách khi di chuyển qua các mao mạch.
Thành phần chính của tế bào hồng cầu là hemoglobin, một protein giàu sắt tạo màu đỏ cho máu khi sắt liên kết với oxy. Mỗi phân tử hemoglobin bao gồm 4 nguyên tử sắt và mỗi nguyên tử sẽ liên kết với 1 phân tử oxy và 2 nguyên tử oxy. Khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu là hemoglobin, thường có mật độ 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới.
Số lượng hồng cầu trong cơ thể người
Để tính toán số lượng hồng cầu trong máu, người ta sử dụng chỉ số RBC (Red Blood Cell) khi xét nghiệm. Giá trị chỉ số RBC thường thấy nằm trong khoảng từ 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm³. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC thay đổi tùy theo đối tượng được xét nghiệm:
- Ở nam giới: 4.5 – 6.5 M/µl.
- Ở nữ giới: 3.9 – 5.6 M/µl
- Ở trẻ sơ sinh: khoảng 3.8 M/µl
Trong một số trường hợp sức khỏe sinh lý số lượng hồng cầu có thể thay đổi: ở trẻ em ngưỡng hồng cầu được cho là cao còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tuổi và giới tính. Ở những người sống ở vùng núi cao hoặc các vận động viên sử dụng doping thì hiện tượng số lượng hồng cầu vượt chuẩn thường xuất hiện.
Công dụng của Hồng cầu
Tế bào hồng cầu có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô lên đào thải ở phổi (loại bỏ khí CO2). Chức năng của hồng cầu có những tác động lớn đến các hoạt động khác nhau của cơ thể:
- Nếu đủ lượng hồng cầu, da và niêm mạc (lưỡi, kết mạc mắt, nướu răng..) sẽ có màu hồng đặc trưng. Ngược lại khi thiếu hồng cầu (thiếu máu, mất máu), máu không cung cấp đủ oxy cho các mô và cơ quan để hoạt động hiệu quả. Người bệnh sẽ có dấu hiệu da và niêm mạc nhợt nhạt, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động, kém tập trung..
- Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.
- Chỉ số RBC giảm dưới chuẩn thường xuất hiện ở những người già, phụ nữ mang thai, hoặc là dấu hiệu cho biết bệnh nhân bị thấp khớp cấp, suy tủy, thận và ung thư.
- Màng tế bào hồng cầu có cấu tạo từ các lipid và protein cần thiết cho chức năng sinh lý, đồng thời thông qua hệ tuần hoàn hoạt động trong mạng lưới mao mạch.
- Hồng cầu có trong máu giúp vận chuyển các axit béo, axit amin, glucose từ mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể. Máu mang cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết.
Trên đây là hồng cầu là gì và số lượng hồng cầu có trong cơ thể con người. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.