Những chỉ số thai nhi cần biết và chỉ số thai nhi 36 tuần
Trong quá trình mang thai, việc đo chỉ số của thai nhi theo từng thời kỳ là vô cùng quan trọng. Những chỉ số thai nhi cần biết và chỉ số thai nhi 36 tuần dưới đây sẽ cho mẹ cái nhìn rõ nhất về thời điểm từ 21- 40 tuần tuổi.
Các chỉ số thai nhi cần biết
Dưới đây là một số chỉ số quan trọng mẹ cần biết:
Xem ngay: Chỉ số Neu là gì để hiểu hơn về chỉ số này
- GA (Gestational age): Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh. Đường kính của mặt cắt vòng đầu
- FL (Femur Length): Chiều dài xương đùi
- EFW (Estimiate Fetal Weight): Cân nặng ước tính của thai nhi
- TTD ( Transverse Trunk Diameter) Đường kính ngang bụng
- APTD (Anterior- Posterior Thigh Diamete): Đường kính trước và sau bụng
- GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai. Đo trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bé chưa hình thành các cơ quan
- CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Trong nửa đầu thai kỳ bé sẽ cuộn người lại nên rất khó để đo chiều dài từ đầu đến chân. Nên chiều dài đầu mông sẽ được thay thế
- AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
- OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
- EDD (estimated date of delivery): Ngày sinh dự tính
- HC (Head circumference): Chu vi đầu
- AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng
- AF (Amniotic fluid): Nước ối
Ngoài ra còn một số chỉ số khác
- CER (cerebellum diameter): Đường kính tiểu não
- THD (thoracic diameter): Đường kính ngực
- TAD (transverse abdominal diameter): Đường kính cơ hoành
- APAD (anteroposterior abdominal diameter): Đường kính bụng từ trước tới sau
- FTA (fetal trunk cross-sectional area): Thiết diện ngang thân thai
- BD (binocular distance): khoảng cách hai mắt
- HUM (humerus length): Chiều dài xương cánh tay
- Ulna (ulna length): Chiều dài xương khuỷu tay
- Tibia (tibia length): Chiều dài xương ống chân
- Radius: Chiều dài xương quay
- Fibular: Chiều dài xương mác…
Các chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 21-40
Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ ngoạn mục, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Trong các tuần thai này thì chỉ số của thai nhi sẽ thay đổi đáng kể.
Tuổi thai (Tuần) |
Chiều dài đầu chân (cm) |
Đường kính lưỡng đỉnh – BDP (mm) |
Chiều dài xương đùi – FL (mm) |
Cân nặng ước tính – EFW (g) |
21 |
26,7 |
50 |
34 |
399 |
22 |
27,8 |
53 |
36 |
478 |
23 |
28,9 |
56 |
39 |
568 |
24 |
30 |
59 |
42 |
679 |
25 |
34,6 |
62 |
44 |
785 |
26 |
35,6 |
65 |
47 |
913 |
27 |
36,6 |
68 |
49 |
1055 |
28 |
37,6 |
71 |
52 |
1210 |
29 |
38,6 |
73 |
54 |
1379 |
30 |
39,9 |
76 |
56 |
1559 |
31 |
41,1 |
78 |
59 |
1751 |
32 |
42,4 |
81 |
61 |
1953 |
33 |
43,7 |
83 |
63 |
2162 |
34 |
45,0 |
85 |
65 |
2377 |
35 |
46,2 |
87 |
67 |
2595 |
36 |
47,4 |
89 |
68 |
2813 |
37 |
48,6 |
90 |
70 |
3028 |
38 |
49,8 |
92 |
71 |
3236 |
39 |
50,7 |
93 |
73 |
3435 |
40 |
51,2 |
94 |
74 |
3619 |
Sự phát triển của chỉ số thai nhi 36 tuần
Trong tuần thai này có thể coi là đủ ngày đủ tháng để em bé của bạn phát triển ngoạn mục và sẵn sàng chào đời. Lúc này, bé yêu của mẹ đã nặng khoảng 2,6kg và chiều dài cơ thể khoảng 47,4cm, gần bằng kích cỡ của một trái dưa lê.
Bé không còn thích cử động nhiều nữa bởi trong tử cung, không gian thường khá chật để bé có thể quẫy đạp. Thay vào đó bé sẽ dành thời gian để ngủ nhiều hơn.
Thận và phổi của bé cũng đã trưởng thành, bắt đầu đi vào hoạt động một cách thuần thục. Mẹ không cần quá lo lắng nếu như trường hợp bé có chào đời vào khoảng thời gian này.
Bộ não của bé vẫn phát triển không ngừng trong tuần thai thứ 36 này, những phương pháp thai giáo của mẹ sẽ càng có hiệu quả hơn bởi não bộ của bé đã gần như hoàn thiện. Khi chào đời, em bé sẽ có được sự thích nghi, sức khỏe tốt nhất với cuộc sống.
Trên đây là những chỉ số thai nhi cần biết và chỉ số thai nhi 36 tuần. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.