Những chỉ số thai nhi 22 tuần mẹ cần biết và phản ánh về sức khỏe của con
Trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu được chi làm 3 giai đoạn. Tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn thai nhi bắt đầu phát triển mọi cơ quan. Dưới đây là những chỉ số thai nhi 22 tuần mẹ cần biết và phản ánh về sức khỏe của con.
Chỉ số thai nhi 22 tuần như thế nào là ổn?
Thai nhi 22 tuần tuổi là một bước ngoặt rất lớn để minh chứng cho việc bé con của mẹ đang cố gắng phát triển như thế nào. Các chỉ số trong tuần này của con sẽ thay đổi vượt trội so với các tuần trước đó. Cụ thể, mẹ sẽ thấy được các chỉ số siêu âm thai 22 tuần thay đổi qua từng ngày như sau:
Trong đó:
Xem ngay: Chỉ số Neu là gì để hiểu hơn về chỉ số này
- BPD (mm): đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter)
- FL (mm): chiều dài xương đùi (Femur length)
- AC (mm): chu vi bụng (Abdominal circumference)
- HC (mm): chu vi đầu (Head circumference)
- EFW (g): cân nặng thai nhi ước tính (Estimated Fetal Weight)
Lưu ý: Trường hợp các chỉ số siêu âm thai 22 tuần vượt quá ngưỡng cho phép trong bảng này thì mẹ sẽ được bác sĩ nhắc nhở và cần kiểm tra kịp thời xem có sự khác biệt nào không ngay nhé!
Mẹ bầu khám thai tuần 22 cần làm những gì?
Khám thai tuần 22 cần làm những gì là điều mà rất nhiều chị em mang thai lần đầu thắc mắc, khi biết được các chỉ số thì cha mẹ sẽ yên tâm hơn. Và trong giai đoạn khám thai này thì bác sĩ sẽ cho mẹ kiểm tra theo các bước sau đây:
Kiểm tra tổng quát
Kiểm tra tổng quát nghĩa là mẹ sẽ được chỉ định kiểm tra, đo hoặc xét nghiệm tất cả các chỉ số trên cơ thể như cân nặng, chiều cao, đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… Trong mỗi thời gian định kỳ, bác sĩ đều kiểm tra các chỉ số này. Nếu có thay đổi bác sĩ sẽ nhắc nhở cho cha mẹ ngay để đảm bảo sức khỏe.
Đo chiều dài cơ thể thai nhi
Thông qua hình ảnh siêu âm 3D hoặc 4D, kết quả đo vòng bụng và cân nặng thai nhi sẽ đo được kích thước cơ thể của thai nhi. Thường thì thai nhi 22 tuần tuổi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bàn tay và bàn chân của bé có đủ ngón hay không.
Kiểm tra não bộ của thai nhi
Kiểm tra não bộ của thai nhi là việc làm vô cùng cần thiết nhằm đánh giá lượng chất lỏng trong não, đo kích thước của tiểu não phía sau não bộ. Sự phát triển của thai nhi được thể hiện qua chỉ số này khá rõ nét.
Kiểm tra xương sống của thai nhi
Trong bước kiểm tra này, bác sĩ sẽ tiến hành đo xương sống của thai nhi theo chiều dài và tiết diện của cột sống, đồng thời kiểm tra số lượng các đốt xương sống, hình dạng thẳng hay cong lệch, quan sát lớp da bao phủ phía sau cột sống. Nếu có bất thường sẽ có cách khắc phục sớm nhất.
Kiểm tra nhịp tim thai nhi
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra hình thái bề ngoài của tim thai xem cấu tạo bình thường với 4 ngăn tim, động mạch đầy đủ. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng nhịp tim của bé có ổn không.
Kiểm tra khuôn mặt của thai nhi
Mang thai 22 tuần tuổi bắt buộc mẹ sẽ phải siêu âm 3D hoặc 4D, điều này nhằm kiểm tra các bộ phận trên khuôn mặt của con xem có đủ các bộ phận mắt, mũi, miệng… và phát hiện sớm các dị tật như sứt môi, hở hàm ếch…
Kiểm tra cơ quan nội tạng trong cơ thể
Sau khi đã đo hết tất cả các chỉ số siêu âm thai 22 tuần thì bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan nội tạng thai nhi bao gồm thận, phổi, bàng quan, dạ dày… Ngoài ra, việc khám và kiểm tra những gì còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi nữa. Do đó, mẹ hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể nắm bắt được rõ nét nhất về sự phát triên của con.
Trên đây là những chỉ số thai nhi 22 tuần mẹ cần biết và phản ánh về sức khỏe của con. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.