Cây sâm cau rừng là gì? Công dụng chữa bệnh của sâm cau rừng
Cây sâm cau rừng là một loại dược liệu quý mọc hoang phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu trên.
Cây sâm cau rừng là gì?
Cây sâm cau rừng là loại cỏ, cao khoảng tầm 40cm , thân cây ngầm hình trụ dài (thường được gọi là củ). Lá cây hình mác hẹp, hai đầu nhọn, chiều dài 15-40cm, chiều rộng 12-35mm, cuống khoảng 10cm, trông có hình dáng giống lá cau (nên có tên là cây sâm cau).
Hoa cây có màu vàng,thường mọc thành từng cụm, thường không cuống, mọc trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá.
Xem thêm: Tác dụng của cây sâm cau
Quả cây nang, thuôn dài 12-15 mm, thường bên trong có 1-5 hạt phình ở đầu, ỏ phía dưới có một phần phụ hình liềm. Để sử dụng cây làm thuốc, thì tốt nhất nên thu hái vào các mùa Thu, Đông lúc củ đạt chất lượng. Đào củ về, bỏ đi rễ con, đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô sạch thành sâm cau khô và dùng dần làm thuốc.
Có 2 loại sâm cau là sâm cau đỏ và sâm cau đen sâm cau đen công dụng tốt hơn loại đỏ nhưng khó chế biến thường gây ngứa nên ít được dùng sâm cau đỏ ngâm rượu hay làm thuốc dễ dùng lại thơm hơn nên được dùng nhiều hơn.
Tác dụng của sâm cau rừng trong chữa bệnh
Công dụng của sâm cau rừng theo nghiên cứu Đông Y
Theo các thầy thuốc Đông y: Củ sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc nhẹ; đi vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có công dụng làm ấm thận (tức là ôn thận), mạnh gân cốt (tức là tráng cân cốt), giúp trừ hàn thấp.
Xem thêm: Tác hại của cây cỏ xước
Chủ trị:
- liệt dương hay tinh lạnh
- tiểu tiện không cầm được,
- băng lậu hay ngực bụng lạnh đau,
- Trừ ung nhọt và tràng nhạc.
Công dụng của sâm cau qua các nghiên cứu hiện đại
Theo các phân tích, thí nghiệm hiện đại cho thấy: Cây sâm cau rừng có công dụng giúp tăng cường sức miễn dịch và nâng cao khả năng thích nghi của cơ thể trong điều kiện thiếu ô-xy; trấn tĩnh trung khu thần kinh;
Công dụng như một loại hormone sinh dục nam (tetoterol)
Thí nghiệm như sau: tiêm cồn thuốc chiết suất từ sâm cau rừng cho con chuột cống thí nghiệm đã bị cắt 2 tinh hoàn, với liều 10g / kg. Kết quả trọng lượng của túi tinh tăng lên rõ ràng
Công dụng nữa của cây này là chống đột biến và ức chế sự phát triển và hình thành mới của một số loại tế bào ung thư.
Cách dùng và liều dùng sâm cau rừng
Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu liều dùng mỗi ngày dùng 3-10g,
Nếu đem dùng để chữa chứng bệnh đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (tức là không sao tẩm).
Nếu đem dùng để chữa bệnh liệt dương do thận hư yếu, hay tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì đem tẩm rượu rồi sao vàng để khử tính hàn và tăng cường tác dụng bổ dương của củ.
Một số chú ý và kiêng kỵ khi sử dụng sâm cau rừng
Sâm cau là vị thuốc có độc nhẹ:
Dù bạn biết tác dụng của sâm cau rất tốt và bổ nhưng cũng cần lưu ý trong đông y Sâm cau có tính độc nhẹ
Thí nghiệm trên con chuột nhắt: Sử dụng rượu ngâm sâm cau rừng, với liều 15g / kg, con chuột dùng liên tục trong vòng 7 ngày đã chết. Vì vậy, cần chú ý không nên dùng quá liều, dùng liều quá cao liên tục rất dễ dẫn tới trúng độc, hay ngộ độc thuốc biểu hiện là lưỡi sưng phù và đau, hay người cuồng táo, bị bí tiểu tiện.
Để làm giảm độ độc tố của củ và phát huy tác dụng của sâm cau thì trước khi sử dụng cần ngâm với nước vo gạo hoặc nước lã, đem thay nước nhiều lần thường 2-3 lần cho tới khi nước trong, thì đem vớt ra, phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Sâm cau là một vị thuốc quý nhưng vẫn còn chưa được nhiều người biết tới. Bài thuốc từ vị sâm cau này có thể hỗ trợ điều trị liệt dương, phong thấp, đau lưng gối. Hi vọng với bài viết trên có thể cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về tác dụng tuyệt vời của dược liệu này.