Hướng dẫn cách làm lá vối phơi khô thơm ngon nhất
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống rất thông dụng của người Việt. Vậy để có được một ấm nước vối thơm ngon thì cách làm lá vối khô như thế nào, phải trải qua các công đoạn gì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tác dụng tuyệt vời của nước vối
Nước vối được sử dụng để giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát gan, thích hợp cho tất cả các mùa trong năm đặc biệt là mùa nóng.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian 30 – 40 phút cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối hoặc nước chè xanh thì sau thời gian ấy cơ thể chỉ thải loại một phần lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Đặc biệt hơn, lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout, giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
Đọc thêm: Nước vối giảm cân được không để áp dụng đúng cách
Đối với bệnh nhân gout do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau. Do đó nếu uống thường xuyên nước vối sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout.
Hướng dẫn cách làm lá vối khô đơn giản
Lá hoặc nụ vối sau khi được thu hoạch sẽ rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bồ,… rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Nếu các bạn ủ bằng dùng chum, vại thì chất lượng sản phẩm sẽ ngon hơn do chum, vại giữ được nhiệt và giữ được độ ẩm. Lót lá chuối khô hoặc ít rơm xuống đáy chum, lấy lá vối và các cuống nhỏ, bỏ các cuống già, các lá chết, cho vào chum, phía trên lớp lá vối lại phủ kín bằng rơm rạ hay lá chuối khô, sau đó úp sấp chum xuống mặt đất, để ở nơi thoáng mát một thời gian rồi lấy ra phơi thật khô, cất đi để dùng dần.
Ở nông thôn người dân thường cất lá vối lên gác bếp vì ở bếp khô ráo luôn có khói và bồ hóng nên lá vối không bị ẩm mốc, các vi khuẩn bị hạn chế phát triển. Quá trình ủ tốt là khi lấy ra phơi lá chín tới và chín đều, tức là sau khi ủ lấy ra phơi lá phải ngả màu vàng chuyển đen đều nhau. Lá vối ủ đúng cách thì nước khi uống sẽ thơm ngon hơn.
Cách đun nước lá vối chuẩn nhất
Cách hãm nụ vối, lá vối khô
Đọc thêm: Cây lạc tiên với bà bầu có tác dụng như thế nào
Chuẩn bị: Nụ vối hoặc lá vối khô, ấm tích và giỏ ủ ấm, nước sôi
Cách pha: Đầu tiên bạn rửa sạch nụ hoặc lá vối bằng nước sạch cho hết bụi. Rửa sạch ấm tích, sau đó tráng ấm bằng nước sôi cho nóng ấm. Việc tráng này sẽ giúp nước hãm không bị mất nhiệt để làm nóng ấm, giúp nụ vối ngấm hơn. Tiếp theo, bạn cho nụ hoặc lá vối vào trong ấm tích, rót từ từ nước sôi sâm sấp, sau đó lắc qua lắc lại vài lần rồi bỏ nước đó đi. Đây là bước rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn pha được nước nụ vối ngon. Lưu ý khi đổ nước sôi vào ấm cần rót từ từ để đầy ấm, đậy kín nắp cho ấm tích vào bao ủ ấm để sau 15-20 phút là có thể dùng được.
Cách nấu nước nụ vối, lá vối
Nếu bạn muốn nấu nước cho nhiều người dùng thì đây là cách tuyệt vời nhất.
Chuẩn bị: Nụ vối hoặc lá vối khô, cam thảo, nồi nấu nước, ấm tích và giỏ ủ ấm
Cách nấu: Đầu tiên bạn rửa sạch nụ vối, cam thảo cho hết bụi. Sau đó cho nụ vối vào nồi với khoảng 1,5 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi sôi thì cho cam thảo vào. Đun sôi thêm 10 phút rồi tắt bếp. Cho nước vào ấm tích, đậy nắp rồi cho vào bao ủ ấm tích để giữ nhiệt và uống cả ngày.
Trên đây là hướng dẫn cách làm lá vối khô cực ngon. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho những bạn bí quyết, chi tiết và mới mẻ.