Xét nghiệm RF là gì? Và ý nghĩa của nó như thế nào?
Xét nghiệm RF rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về viêm khớp dạng thấp. Vậy xét nghiệm RF là gì và tại sao phải làm xét nghiệm RF? Chúng tôi sẽ thông tin đến các bạn qua bài viết dưới đây.
Xét nghiệm RF là gì?
Xét nghiệm RF (Rheumatoid Factor) là một xét nghiệm định tính và định lượng các yếu tố dạng thấp (RF) trong máu, giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Nói đơn giản hơn, đây là một thủ tục kiểm tra cần thiết để biết bạn có đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay không.
Yếu tố dạng thấp RF ở đây là một kháng thể tự sinh, một protein (globulin miễn dịch M) được sản sinh bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Kháng thể tự sinh này tấn công vào các mô của cơ thể do nhận định các mô này là kẻ ngoại lai. Mặc dù vai trò sinh học của RF chưa được làm rõ nhưng RF giúp nhận biết về hoạt động của các phản ứng viêm và tự miễn dịch.
Xét nghiệm RF là gì?
Xét nghiệm RF được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm RF có thể được chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu bị viêm khớp dạng thấp. Nếu thường xuyên có các triệu chứng như đau, sưng, nóng, cứng khớp vào buổi sáng, xuất hiện các hạt dưới da thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Khi bệnh đã tiến triển thì sẽ cho hình viêm sưng nang khớp và mất sụn, mất xương trên phim X-quang. Nếu sau thử nghiệm RF đầu tiên cho kết quả âm tính và các triệu chứng này vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm RF lặp đi lặp lại nhiều lần.
Xét nghiệm RF để làm gì?
Xét nghiệm còn có thể áp dụng cho bệnh nhân bị nghi ngờ mắc hội chứng Sjogre với các dấu hiệu khô mắt, khô miệng, khô da, đau cơ và đau khớp. Khi đó, xét nghiệm RF được thực hiện cùng với xét nghiệm Anti-SS-A và anti-SS-B để giúp chẩn đoán hội chứng này.
Xét nghiệm cũng có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm liên quan đến tự miễn dịch khác, chẳng hạn như một kháng thể kháng nhân, các dấu hiệu viêm (CRP, ESR, CBC) để đánh giá các tế bào máu của cơ thể.
>>>> Tham khảo thêm: Chỉ số Lym và những điều bạn cần phải biết
Ý nghĩa của xét nghiệm RF là gì?
Ngoài kết quả xét nghiệm RF các bác sĩ còn phải kết hợp với các triệu chứng lâm sàng và tiền sử bệnh của bệnh nhân để có thể xác định chẩn đoán chính xác các bệnh về viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren hoặc các bệnh khác.
Với những bệnh nhân có những triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng khá rõ rệt về bệnh viêm khớp dạng thấp đồng thời kết quả cho thấy nồng độ RF tăng đáng kể thì người đó có khả năng bị viêm khớp dạng thấp. Tương tự, ở những người có các triệu chứng của hội chứng Sjogren, nồng độ RF tăng đáng kể cũng cho biết người đó có khả năng bị hội chứng Sjogren.
Kết quả xét nghiệm RF âm tính không loại trừ khả năng người đó bị viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren. Có khoảng 20% những người bị viêm khớp dạng thấp và những người có hội chứng Sjogren có xét nghiệm RF âm tính và/hoặc có thể có mức độ RF rất thấp.
Kết quả xét nghiệm RF dương tính cũng có thể được tìm thấy ở những người khỏe mạnh và ở những người mắc bệnh viêm nội tâm mạc, lupus ban đỏ hệ thống (lupus), bệnh gan, phổi, thận, bệnh lao, giang mai, nhiễm virus, sarcoidosis hay các bệnh ung thư. Xét nghiệm RF không được sử dụng để chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý này.
Với những thông tin trên các bạn đã biết được xét nghiệm RF để làm gì rồi chứ, những bạn đang nghi ngờ hay có triệu chứng cần nên đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời.