Nguyên nhân và triệu chứng tình trạng thiếu sắt ở nam giới
Sắt là nhân tố tham gia vào quá trình tạo máu, là thành phần của huyết sắc tố có trong hồng cầu. Thiếu sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu mà còn gây ra nhiều vấn đề khác cho sức khỏe của con người.
1. Nguyên nhân gây thiếu sắt ở nam giới (thiếu máu)
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt, một trong số đó phải kể đến các nguyên nhân như:
Mất máu
Khi mất máu, bạn sẽ bị mất chất sắt. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù đắp lại, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Chảy máu trong cũng dẫn đến việc thiếu máu do thiếu sắt. Đây là dạng mất máu không phải lúc nào cũng dễ bị phát hiện và nó có thể diễn biến từ từ. Một số nguyên nhân gây ra chảy máu trong là:
- Chảy máu do lở loét, bướu đại tràng hoặc ung thư ruột kết;
- Thường xuyên sử dụng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác, như thuốc kháng viêm không steroid (ibuprofen và naproxen);
- Chảy máu đường tiết niệu.
Mất máu do vết thương nặng, phẫu thuật hoặc chảy máu thường xuyên cũng gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Xem thêm: Nguyên nhân thiếu sắt ở bà bầu là gì?
Chế độ ăn uống không đủ chất
Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, thì có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Ăn chay cũng giúp bạn bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm chay chứa nhiều sắt có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, đậu hũ, trái cây sấy khô, rau bó xôi, các loại đậu, và các loại rau xanh.
Không có khả năng hấp thụ chất sắt
Thậm chí nếu nạp đủ chất sắt từ thực phẩm, có trường hợp cơ thể lại không thể hấp thụ chúng. Điều này có thể do bạn phải trải qua phẫu thuật đường ruột (phẫu thuật thu nhỏ dạ dày) hoặc các bệnh về đường ruột (bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn).
Các đơn thuốc kê toa làm giảm axit trong dạ dày cũng có thể gây cản trở việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.
2. Triệu chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt không phải là một bệnh lý cấp tính. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Do đó, cần nhận biết những dấu hiệu sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Chỉ số NEU là gì và những nguyên nhân tăng giảm NEU?
Các triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt:
- Mệt mỏi được coi là biểu hiện thường gặp, ngoài ra còn có các dấu hiệu như khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.
- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu là do thiếu máu oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.
- Tim đập nhanh: là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
- Đau ngực, khó thở: triệu chứng này trở nên nặng hơn khi gắng sức, hoạt động thể lực. Triệu chứng này có thể vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
3. Thiếu sắt gây bệnh gì?
Tim đập nhanh gây căng thẳng, mệt mỏi
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và dễ nhận thấy khi bị thiếu máu do thiếu sắt. Hemoglobin là thành phần chứa nhiều sắt, chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô, việc thiếu hụt hemoglobin tức là lượng sắt không hấp thụ đủ đồng nghĩa với việc vận chuyển oxy đến các mô bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,… và hệ quả của nó là làm suy giảm chức năng của hệ hô hấp và hệ tim mạch.
Rụng tóc, bong móng
Thiếu sắt là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu, điều này khiến cho da bệnh nhân bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc dễ bị rụng. Theo các nhà khoa học giải thích thì trong sắt có chứa chất khoáng chiếm một lượng lớn trong máu. Việc tạo ra hemoglobin và myoglobin là chức năng quan trọng nhất của sắt, nếu thiếu sắt thì phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chân tóc sẽ yếu và dễ dàng bị tổn thương do thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến tóc bị rụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng thiếu sắt ở nam giới. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã nắm được nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh này. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.