Những ai không nên uống hà thủ ô và những lưu ý khi sử dụng

Hà thủ ô là một vị thuốc quý với nhiều công dụng như bổ huyết, làm đẹp da, ngăn ngừa tóc bạc sớm và tăng cường sức khỏe. Để biết những ai không nên uống hà thủ ô, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Những ai không nên uống hà thủ ô?
Người có hệ tiêu hóa kém, dễ bị tiêu chảy
Hà thủ ô có tính nhuận tràng mạnh, giúp kích thích tiêu hóa, nhưng đối với những người có đường ruột nhạy cảm, nó có thể gây tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, khó chịu đường ruột.
Người bị huyết áp thấp
Hà thủ ô có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, do đó những người có tiền sử huyết áp thấp, thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi cần cẩn trọng khi sử dụng. Nếu dùng quá liều, huyết áp có thể tụt xuống mức nguy hiểm, gây choáng váng, ngất xỉu.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Hà thủ ô có tác dụng hoạt huyết, có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng hà thủ ô, vì nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong giai đoạn cho con bú, nếu mẹ uống hà thủ ô có thể gây tiêu chảy cho bé do thành phần nhuận tràng của dược liệu này. Một số trường hợp, bé có thể bị dị ứng, nổi mẩn đỏ nếu hấp thụ hoạt chất từ sữa mẹ.
Người bị suy gan, suy thận, men gan cao
Hà thủ ô đỏ tuy có lợi cho gan nhưng nếu dùng không đúng cách có thể tăng men gan, gây tổn thương gan. Người bị suy thận, thận yếu cũng không nên dùng vì có thể gây áp lực lên thận, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Người đang dùng thuốc Tây, đặc biệt là thuốc điều trị bệnh mãn tính
Hà thủ ô có thể tương tác với một số loại thuốc Tây, làm giảm hoặc tăng cường tác dụng của thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Hà thủ ô có thể làm giảm hấp thụ thuốc, thay đổi tác dụng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn.
Người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm
Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với hà thủ ô, với các triệu chứng như:
- Nổi mề đay, phát ban, ngứa ngáy.
- Buồn nôn, chóng mặt, khó thở.
- Sưng môi, sưng mặt, đau bụng.
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên uống hà thủ ô, vì hệ tiêu hóa còn yếu, chưa thể thích nghi với các hoạt chất có trong dược liệu này. Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng khi sử dụng.

Xem thêm:
- Hà thủ ô trắng hay đỏ tốt hơn? Cách phân biệt hai loại hà thủ ô
- Hà thủ ô là cây gì? Có tác dụng gì với sức khỏe
Những quan trọng khi sử dụng hà thủ ô
Hà thủ ô cần được chế biến đúng cách trước khi sử dụng
Hà thủ ô tươi chứa nhiều chất gây độc có thể ảnh hưởng đến gan, hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Vì vậy, cần chế biến đúng cách để loại bỏ độc tố.
Không nên lạm dụng, uống đúng liều lượng
Mặc dù hà thủ ô có nhiều lợi ích nhưng dùng quá liều có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mệt mỏi, tổn thương gan. Nên uống cách ngày hoặc dùng theo liệu trình 2-3 tháng, sau đó nghỉ 1 tháng để cơ thể thích nghi.
Chọn đúng loại hà thủ ô – Không nhầm lẫn với hà thủ ô trắng
Có hai loại hà thủ ô là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng, nhưng chỉ hà thủ ô đỏ mới có công dụng bổ huyết, làm đen tóc, chống lão hóa.
Uống hà thủ ô vào thời điểm phù hợp
Thời điểm sử dụng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của hà thủ ô. Nên uống vào buổi sáng hoặc trưa để cơ thể dễ dàng hấp thu. Tránh uống vào buổi tối vì hà thủ ô có tính nhuận tràng, có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc mất ngủ.
Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tăng hiệu quả
Hà thủ ô sẽ phát huy công dụng tốt hơn khi được kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Nên uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải độc tố tố, ăn nhiều thực phẩm bổ máu như thịt bò, gan động vật, trứng, rau xanh, các loại hạt… Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất.
Với những thông tin mà Vietbeauties.com chia sẻ hy vọng bạn đã nắm được thông tin những ai không nên uống hà thủ ô. Mặc dù hà thủ ô có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, chế biến đúng cách và không lạm dụng.