Chỉ số Neutrophil là gì? Ý nghĩa của neutrophil đối với sức khỏe
Nhiều bệnh nhân sau khi làm xét nghiệm máu và cầm kết quả trong tay, thấy chỉ số Neutrophil của mình nằm ngoài mức giới hạn cho phép. Để tìm hiểu chỉ số Neutrophil là gì và gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?, mời bạn tham khảo bài viết sau.
Chỉ số Neutrophil là gì
Neutrophil bạch cầu trung tính, đây là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và nó có một chức năng vô cùng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, các loại virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập trong cơ thể.
Giá trị bình thường của Neutrophil nằm trong khoảng 60 – 66% ( 1.700 – 7.000 / mm3 ). Bạch cầu đa nhân trung tính sẽ tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp, đôi khi trong các trường hợp nhiễm trùng quá nặng như là nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, thì lượng bạch cầu này sẽ giảm xuống. Nếu như lượng bạch cầu này giảm quá thấp thì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong một số các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, khi suy tủy, arsenic, nhiễm một số virus…
Ý nghĩa chỉ số Neutrophil
Neutrophil là gì
Chỉ số NEUTROPHIL tăng: > 75% ( > 7.000 / mm3 ):
- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm túi mật.
- Quá trình sinh mủ: apxe, nhọt.
- Các bệnh gây nghẽn mạch.
- Bệnh Hogdkin, bệnh bạch cầu.
- Nhồi máu cơ tim và nhồi máu phổi.
- Sau bữa ăn, vận động mạnh (tăng ít – tạm thời ).
Chỉ số NEUTROPHIL giảm: < 50% ( < 1.500/ mm3 ):
- Nhiễm trùng tối cấp.
- Sốt rét.
- Các bệnh có lách to gây cường lách, Hogdkin.
- Thiếu B12 ác tính (bệnh Biermer ).
- Nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất.
- Sốc phản vệ.
- Giảm sản hay suy tủy xương.
- Bạch cầu cấp, Bạch cầu kinh thể lympho.
- Các bệnh do virus trong thời kỳ toàn phát: cúm, thủy đậu, sởi,…
Những điều cần chú ý khi làm xét nghiệm máu Neutrophil
Xét nghiệm chỉ số Neutrophil cần lưu ý những gì?
Bình thường các bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu vào buổi sáng. Và trước khi tiến hành, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn, hoặc không được uống nước có gas, nước có nồng độ cồn cao, không uống nước hoa quả, sử dụng chất kích thích… trong vòng 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu, như vậy mới có thể cho kết quả chính xác.
Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào làm xét nghiệm máu cũng cần phải bắt buộc nhịn đói mà vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, mà sẽ tùy thuộc vào loại bệnh cần tìm. Đối với những bệnh như cần kiểm tra các bệnh lý về gan, mật, tim mach, một số bệnh liên quan đường và mỡ ( tiểu đường) thì bắt buộc cần phải nhịn đói trước khi tiến hành xét nghiệm.
Khi đã nhận được kết quả xét nghiệm máu nhưng bạn vẫn chưa hiểu về các chỉ số được nêu trong đó, bạn hãy nhờ các bác sĩ chuyên khoa giải thích cặn kẽ. Tránh tình trạng mơ hồ hoặc hiểu sai các chỉ số xét nghiệm máu dễ dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ. Để có những đánh giá chính xác về bệnh, ngoài chỉ số Neutrophil trong máu các bác sĩ còn phải căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm khác để từ đó mới đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải và có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Với những thông tin từ bài viết các bạn đã biết được chỉ số Neutrophil là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số này đối với sức khỏe rồi chứ. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.