Hồng cầu thấp có nguy hiểm không và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Để chuẩn đoán được sức khỏe, hồng cầu là một trong điều vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu hồng cầu thấp có nguy hiểm không và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Hồng cầu thấp có nguy hiểm không?
Khi bạn bị thiếu hemoglobin trong hồng cầu sẽ rất dễ dẫn đến bị bệnh thiếu máu, Hemoglobin là một protein giàu chất sắt giúp cho máu có màu tỏ tươi. Loại protein này có công dụng đưa oxy từ phổi đến những cơ quan khác trong toàn bộ cơ thể.
Nếu cơ thể của bạn không đủ máu và lượng oxy trong máu không đồng đều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi yếu ớt. Thêm vào đó, bạn sẽ bị gặp các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu và khó thở.
Xem ngay: baso là gì để hiểu thêm về vấn đề này
Bệnh hồng cầu thấp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thiếu máu rất nguy hiểm. Khi đó, những vấn đề dưới đây mà cơ thể bạn dễ gặp phải:
- Làm gia tăng các vấn đề về bệnh tim mạch. Làm nhịp tim bị rối loạn, tim đập nhanh hơn so với người khỏe mạnh bình thường.
- Khiến tim phải làm việc vất vả hơn vì phải bơm máu nhiều hơn do phải bù đắp sự thiếu oxi trong máu.
- Làm suy giảm chức năng tâm thần.
Các biểu hiện của bệnh hồng cầu thấp
Ở những giai đoạn đầu tiên, bệnh giảm hồng cầu rất khó có thể nhận biết các triệu chứng. Bởi những biểu hiện của bệnh cũng khá giống với trạng thái mệt mỏi thông thường của cơ thể chúng ta như:
- Khó chịu, gắt gỏng, bực tức là cảm giác thường xuyên thấy được.
- Bình thường khi không tập thể dục thì người bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi.
- Đau, nhức đầu.
- Hay bị khó tập trung khi suy nghĩ.
Nguyên nhân nào làm giảm hồng cầu
Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên tình trạng giảm hồng cầu đó là:
- Thói quen ăn uống không đầy đủ, ăn uống thất thường (hiện nay các bạn trẻ thường gặp phải vấn đề này).
- Do bị mất máu từ từ: đối với nữ thường do hiện tượng kinh nguyệt, hoặc các bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày, loét dạ dày.
- Bệnh nhân vừa mới trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ một phần của ruột hoặc dạ dày.
- Do yếu tố di truyền trong gia đình.
Hiểu về các chỉ số xét nghiệm máu
Số lượng tế bào hồng cầu của người bình thường nằm trong khoảng 4,7 đến 6,1 triệu tế bào trên mỗi microliter đối với nam giới và 4,2 đến 5,4 triệu tế bào đối với phụ nữ. Số lượng bình thường ở trẻ em là 4,0 đến 5,5 triệu tế bào.
Các con số này có thể khác nhau đối với mỗi người nhưng khi bạn xét nghiệm có chỉ số thấp hơn hoặc cao hơn mức bình thường có thể xảy ra các tình trạng không tốt đối với cơ thể.
Trường hợp thấp hơn số lượng hồng cầu trung bình có thể được gây ra một số rối loạn trong cơ thể bao gồm:
- Ảnh hưởng thai kỳ
- Mất nước
- Chảy máu và xuất huyết
- Suy dinh dưỡng
- Bệnh thận
- Suy tủy xương
Nếu hồng cầu cao hơn mức trung bình thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trầm trọng, cụ thể như:
- Bệnh tim
- Bệnh tủy xương
- Ảnh hưởng phổi
- Vấn đề về thận
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị giảm hồng cầu
Nếu gặp các triệu chứng trên thì bạn cần duy trì thói quen ăn uống đầy đủ và đúng giờ.
Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày: Bạn cần chọn những bài thể dục vừa sức, phù hợp với sức khỏe của mình. Không nên tập thể dục với những bộ môn nặng quá so với sức của mình.
Chú ý đến vấn đề dinh dưỡng của cơ thể: Bệnh nhân bị giảm hồng cầu phải bổ sung các chất dinh dưỡng để dung nạp vào cơ thể. Cần bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình tạo máu như: các loại rau có màu xanh đậm, cá, thịt, trứng, sữa,…
Trên đây là hồng cầu thấp có nguy hiểm không và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.