Chỉ số Lym và những điều bạn cần phải biết
Lym là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu. Chỉ số này giúp phát hiện nhiều điều bất thường trong cơ thể nếu tăng hoặc giảm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được chỉ số Lym là gì? Lym cao nguy hiểm hay không?
Chỉ số Lym là gì?
Lym là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể. Chúng có thể trở thành những tế bào “nhớ” sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy. Khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu.
Chỉ số xét nghiệm lym là một trong những xét nghiệm thường quy của quá trình xét nghiệm công thức máu. Những người bình thường tỉ lệ Lympho trong máu khoảng 20 đến 40%.
Chỉ số LYM là viết tắt của bạch cầu lympho (Lym phocyte). Lympho chính là những tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch giúp sản sinh kháng thể (lympho B) và điều khiển hệ miễn dịch hay diệt virus cũng như thế bào ung thư (lympho T). Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, tế bào lympho sẽ có những phản ứng nhất định làm tăng hoặc giảm lượng lympho trong máu giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả, cụ thể là:
- Lym tăng trên 30% khi gặp phải các bệnh nhiễm trùng mạn tính như: nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, ho gà, lao, …
- Lym giảm khi cơ thể bị một số bệnh như: nhiễm trùng cấp tính, bệnh tự nhiễm, sốc phản vệ,…
Chỉ số LYM là viết tắt của bạch cầu lympho
Xác định chỉ số Lympho là một trong những yếu tố quan trọng khi thực hiện xét nghiệm máu để từ đó bác sĩ nắm được tình trạng bệnh nhân và có thể phát hiện sớm những những vấn đề bất thường từ đó có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bác sĩ chỉ định xét nghiệm Lym khi bệnh nhân mắc một trong các bệnh sau:
- Bệnh bạch cầu cấp thể Lympho
- Nhiễm khuẩn mạn tính, lao, thấp khớp
- Các bệnh do sởi, ho gà, viêm gan siêu vi
- Một số bệnh nhiễm trùng cấp tính
- Chứng mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ..
- Bệnh hogdkin, nhất là giai đoạn sau
- Bạch cầu cấp ( trừ thể lympho)
- Các bệnh tự miễn, tạo keo
- Điều trị thuốc ức chế miễn dịch, hóa chất trị K
*** Xem thêm thông tin: [Góc hỏi đáp] Xét nghiệm sinh thiết bao lâu thì có kết quả?
Lượng Lym cao có nguy hiểm không?
Tăng tế bào lympho là tình trạng gia tăng số lượng bạch cầu hay còn gọi là tế bào lympho. Lympho đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại bệnh tật, vì vậy thông thường số lượng lympho gia tăng tạm thời sau khi bị nhiễm trùng.
Lym cao có nguy hiểm không?
Thông thường chỉ số Lympho sẽ tăng > 30% ( > 4.000/ mm³) trong các bệnh lý như là nhiễm trùng mạn tính (lao, viêm khớp…), nhiễm virus như ho gà, sởi, nhiễm khuẩn máu. Lượng Lympho giảm < 15% ( < 1.000/ mm³) trong một số bệnh nhiễm trùng cấp tính, sốc phản vệ, chứng mất bạch cầu hạt, các bệnh tự miễn, tạo keo hoặc khi điều trị với thuốc ức chế miễn dịch, hóa chất trị ung thư.
Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến tăng tế bào lympho gồm:
- Bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
- Bệnh bạch cầu lympho mãn tính.
- Bạch cầu đơn nhân.
- Nhiễm cytomegalovirus (CMV) – một loại virus thuộc nhóm herpes, tên gọi từ tế bào bị nhiễm virus phồng to. Đây là tác nhân có thể gây nhiều bệnh cho mọi nhóm tuổi, từ những bất thường bẩm sinh đến các rối loạn bệnh lý, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch.
- HIV/AIDS.
- Lao, ho gà, nhiễm các loại virus khác.
- Viêm mạch (vasculitis) – một tình trạng viêm các mạch máu, gây ra những thay đổi tại thành mạch như dày lên, làm suy yếu, thu hẹp và sẹo.
Lympho là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, vậy việc tăng tế bào bạch cầu lympho là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như: nhiễm khuẩn mạn tính, viêm gan siêu vi, lao, ho gà, HIV/AIDS,…
Người có chỉ số tế bào lympho cao cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn cũng như phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời, tránh tiến triển mạn tính. Vì vậy, nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên và đi khám định kỳ đúng hạn.