Cách nhận biết cây cỏ xước
Cỏ xước không chỉ là loài cây mọc dại mà còn là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Vị thuốc có khả năng giảm đau nhức xương khớp, trị sỏi rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nhận biết cây cỏ xước cũng như công dụng của nó nhé!
Tên gọi và chủng loại
Tên gọi khác: Ngưa tất nam, Thổ ngưu tất
Tên khoa học: Achyranthes aspera
Họ: Thuộc họ Dền (Amaranthaceae)
Chủng loại:
- Cỏ xước Ấn Độ (Achyranthes aspera var. indica)
- Cỏ xước màu xám đỏ (Achyranthes aspera var. rubrofusca)
- Cỏ xước lông trắng (Achyranthes aspera var. argentea)
- Cỏ xước xù xì (Achyranthes aspera var. aspera)
Đặc điểm sinh trưởng và thu hái cây cỏ xước
Cỏ xước là cây sống ở vùng nhiệt đới phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan,… Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh đồng bằng, trung du và thường thấy ở ven đường, bãi cỏ, bờ sông, bờ bụi, quanh vườn nhà,…
Là cây ưa ẩm, ưa sáng, hơi chịu bóng, thường mọc ở nơi đất ẩm ven đường, quanh vườn và bãi hoang, ưa đất ẩm, nhiều mùn. Cây mọc từ hạt vào cuối mùa xuân và sinh trưởng nhanh vào mùa hè. Quả có lá bắc tồn tại nhờ gió phát tán đi khắp nơi. Hoa có móc, thường móc, dính vào quần áo những người làm lườn, người đi đường.
Xem thêm: 9 loại cây có gai trừ tà
Cây cỏ xước sinh trưởng quanh năm và phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng. Cả cây được đem về rửa sạch, cắt riêng phần rễ, thân, lá, thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Nếu chỉ thu hoạch rễ, vụ thu hoạch chủ yếu sẽ vào mùa đông. Lúc này thân và lá đang héo khô và rễ đã phình to. Rễ cây được đào lên, cắt bỏ rễ nhỏ. Phơi rễ cho đến khi vỏ ngoài nhăn lại rồi hun khói vài lần với lưu huỳnh. Cuối cùng, cắt bỏ phần đầu nhọn của rễ, thái lát mỏng và phơi khô.
Cách nhận biết cây cỏ xước
Cây cỏ xước là một loài thực vật thân thảo, mảnh, hơi vuông, sống nhiều năm. Cây có chiều cao dao động từ 1 – 2 mét, có lông mềm bao phủ quanh thân. Rễ màu vàng, hình trụ dài, khá nhỏ, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, đường kính chừng 2-5mm, dài 20cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt, nhẵn đôi khi hơi nhăn, có vết sần của rễ con.
Lá cỏ xước mọc đối, nhọn ở đầu, kích thước khoảng 2 – 4 cm bề ngang và 5 – 12 cm chiều dài. Trên lá có phiến hình trứng, mọc đối, mép nguyên lượn sóng, có cuống nhỏ.
Đọc thêm về: rễ cây cỏ xước
Hoa cỏ xước mọc thành cụm, chiều dài cả chùm bông khoảng 20 – 30cm. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, không có cánh hoa, có 1 lá bắc và 2 lá bắc con. Lá bắc rải rác có lông dài màu trắng, một gân dọc nổi rõ ở giữa. Bông hoa có thể phát triển từ kẽ lá hoặc ngay đầu cành. Lá đài hơi không đều, rời, hình bầu dục thuôn nhọn. Nhị lép có nhiều tua viền ở đầu. Bầu hình trụ.
Quả cỏ xước dạng nang, dài 2-3 mm, màu nâu, có thành mỏng dính vào hạt. Lá bắc nhọn giống gai, dễ bám vào vật khác như quần áo. Hạt hình trứng nhỏ và dài, dày 1 mm.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong cây cỏ xước:
- Nước
- Protid
- Glucid
- Chất xơ
- Tro
- Caroten
- Vitamin C
Trong rễ cây cỏ xước có chứa: Acid oleanolic (Sapogenin).
Trong hạt có chứa:
- Hentriacontane
- Saponin
- Acid oleanolic
- Saponin oligosaccharide
- Acid oleanolic
Tính vị
Cây cỏ xước có vị chua, đắng, có tính bình (một số tài liệu khác ghi nhận cây cỏ xước có tính mát).
Tác dụng dược lý
Trong nền Y học cổ truyền, cây cỏ xước được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc, bởi cây cỏ xước có những tác dụng như sau:
- Chữa các bệnh về xương khớp
- Thanh nhiệt
- Mạnh gân cốt
- Bổ gan, bổ thận
- Máu hôi không sạch cho phụ nữ sau sinh
- Đau bụng kinh
- Rối loạn kinh nguyệt
- Chữa tăng huyết áp
- Xơ vữa động mạch
- Lợi tiểu
- Lưu thông và làm giảm Cholesterol trong máu
Liều dùng và cách dùng
Cách dùng: Thái nhỏ dược liệu đem sắc lấy nước uống hoặc giã nát đắp lên vùng đau.
Liều dùng: Sử dụng 15 – 30 gram/ lần.
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã nắm rõ cách nhận biết cây cỏ xước rồi đúng không nào? Cỏ xước là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy vậy, để có thể phát huy hết công dụng của cỏ xước đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn nhé!