Bảng cân nặng thai nhi theo tuần và những lưu ý dành cho mẹ bầu
Việc theo dõi cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi sẽ giúp thai phụ kiểm soát được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy các chị em phụ nữ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn quốc tế.
Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Cân nặng và chiều cao là hai thông số cơ bản mà mẹ bầu cần nắm được thông qua bảng cân nặng thai nhi theo tuần.
Các chuyên gia y tế đã chia sẻ phôi thai được hình thành toàn diện vào tuần thứ 8 trở đi vậy từ lúc này thai nhi sẽ liên tục có sự phát triển về cả chiều dài và cân nặng qua từng tuần tuổi. Khi theo dõi được cân nặng của thai nhi thì thai phụ có thể điều chỉnh tốt được chế độ ăn uống để thai nhi có sự phát triển bình thường.
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO
Để kiểm tra xem thai nhi có phát triển tốt hay không thì bạn cần đối chiếu các chỉ số của bé ghi trên phiếu siêu âm với bảng số liệu này. Bảng trên được tính theo mức trung bình, có trẻ có thể lớn hoặc nhỏ hơn so với số liệu trong bảng. Vì đây là con số trung bình còn có con số giới hạn trên và dưới nữa.
Có nhiều yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi trong suốt thai kỳ như:
- Do di truyền: Cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Và sự khác biệt về chủng tộc cũng sẽ có những chỉ số cân nặng về thai nhi khác nhau.
- Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang thai: Nếu mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phù thì khi sinh con sẽ có xu hướng con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác. Trong trường hợp ngược lại khi mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân ít khiến cho thai nhi suy dinh dưỡng. Điều này sẽ thể hiện chỉ số qua cân nặng của thai nhi.
- Do thứ tự sinh con: Những đứa con đầu thường có cân nặng nhỏ hơn con thứ, tuy nhiên khi khoảng cách sinh ra giữa các con là quá ngắn thì sẽ xảy ra tình trạng ngược lại.
- Số lượng thai nhi: Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai thì cân nặng thai nhi sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.
Hướng dẫn cách tính tăng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Có 2 cách để tính cân nặng cho thai nhi mà các chị em có thể áp dụng theo hai cách dưới đây như:
Tính cân nặng thai nhi dựa vào chu kỳ vòng bụng
Cách tính này sai số khá lớn do còn phụ thuộc vào cơ thể người mẹ. Tuy nhiên cách này chị em có thể áp dụng tại nhà.
Cân nặng thai nhi = [ ( chu vi bụng + chiều cao tử cung) x100/4]
Trong đó thì: Chu vi bụng tính theo đơn vị cm và đo ở chỗ phình nhất.
Chiều cao tử cung tính theo đơn vị cm từ mu trên đến đáy tử cung.
Cách tính qua siêu âm
Đây là cách tính cân nặng thai nhi chuẩn nhất và để thực hiện được cách tính này thì các thai phụ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được siêu âm chính xác nhất.
Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi
Khi thăm khám sức khỏe xong và thấy cân nặng của thai nhi có sự khác biệt so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cũng cần lưu ý. Vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên cần theo dõi thường xuyên.
Khi nhận thấy hàng tuần thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, đặc biệt ở những tháng cuối của thai kỳ thì trẻ đã phát triển tốt hơn so với tuổi thai. Tuy nhiên khi thai quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nhưng nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm thì thai nhi sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như tiểu đường, béo phì ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trường hợp các chỉ số của thai nhi thấp hơn thì so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần, kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm. Lúc này mẹ bầu cần nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm thăm khám hoặc bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi và kiểm tra xem dây rốn bất thường hay không.
Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ hỏi cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay gặp các vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Nếu đã tìm được ra nguyên nhân thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều chỉnh để phù hợp hơn như dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, chế độ dinh dưỡng tốt… nhằm cải thiện cân nặng của thai nhi.
Trường hợp cân nặng của thai nhi quá nhẹ thì có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ khi còn ở trọng bụng mẹ và dễ mắc các vấn đề về phổi, sức đề kháng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Mẹ bầu nên làm gì để cân nặng thai nhi phát triển đúng chuẩn theo tuần?
Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu có thể chú ý các điều dưới đây để thai nhi phát triển theo đúng tuần tuổi, cụ thể như:
- Mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn uống, không nên ăn quá nhiều nhưng cũng cần chú ý bổ sung đủ chất dinh dưỡng.
- Kiểm soát tốt cân nặng không nên để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong suốt thai kỳ bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg, còn các trường hợp đa thai thì bạn có thể tăng trong khoảng từ 16 – 20kg. Đối với 3 tháng đầu của thai kỳ thì cân nặng chỉ cần tăng không quá 1,5 – 2kg. Khi bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân thì lúc này cần tăng thêm khoảng 2kg nữa. Nếu thừa cân trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì bạn không cần tăng cân hoặc chỉ nên tăng tối đa không quá 1kg. Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28 thì mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0,5kg, trường hợp bạn thừa cân thì chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0,2 – 0,3 kg/ tuần.
- Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi, luyện tập phù hợp với sức khỏe.
- Tuyệt đối không nên căng thẳng vì công việc hoặc quá stress vì như vậy cũng gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
- Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Hy vọng với bảng cân nặng thai nhi theo tuần và những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ có những lựa chọn tốt nhất cho bé yêu. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.