11 cây thuốc quanh nhà mà bạn không nên bỏ qua
Đôi khi những loại rau ăn sống được trồng trong các chậu nhỏ xung quanh nhà lại trở thành vị thuốc quý mà bạn không thể ngờ tác dụng mà nó mang lại. Hãy khám phá xem những cây thuốc quanh nhà đó là gì nhé!
1. Cây bạc hà – Cây thuốc quanh nhà
Bạc hà là một vị thuốc quý xung quanh nhà chúng ta. Chúng được sử dụng để trị cảm cúm, đầy hơi khó tiêu, vết cắn côn trùng thấp khớp, thông cổ, nấc cục, và trị viêm xoang ở mức độ nhẹ…Tinh dầu bạc hà có vị cay, mát nên có thể làm dịu các cơn hen suyễn bằng cách ngửi nó.
Ngoài ra, tinh dầu có trong bạc hà còn giúp chúng ta thư giãn, giam các cơn co thắt bụng, làm giảm đau bụng nhanh chóng. Lưu ý, những phụ nữ mang thai thì nên cẩn thận khi sử dụng vì rất có thể dẫn đến tình trạng sẩy thai.
2. Cây thì là
Cây thì là một trong những loại gia vị giúp món ăn thơm ngon hơn, nhất là các món được chế biến từ mực và cá. Thì là thường được sử dụng trong bài thuốc đông y. Hạt thì là có tính ẩm, vị cay, không gây độc hại có tác dụng điều hòa các món ăn, bổ thận, mất ngủ trị đau bụng, mạnh tỳ, mụn nhọt hay bị sưng tấy và đau răng.
Hình ảnh cây thì là
3. Đinh lăng
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền thì rễ, lá đinh lăng có vị ngọt, tính mát nhưng hơi đắng có công dụng thông bồi bổ khí huyết, huyết mạch, giải độc thức ăn, chống các triệu chứng dị ứng, chữa bệnh kiết lỵ, ho ra máu,…Tất cả các bộ phận của nó đều được dùng làm thuốc.
4. Cây sả
Đây là một trong những cây thuốc quanh nhà vô cùng hiệu quả. Loại cây rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích đổ mồ hôi, ra độc tốc, giải cảm, hạ sốt, lợi tiểu. Sả còn được sựng dung để điều trị chứng chuột rút, co thắt cơ, thấp khớp và đau đầu.
5. Diếp cá
Theo Đông Y rau diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh. Bởi vậy, chúng có tác dụng rất tốt giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Lợi tiểu và tính sát trùng. Diếp cá giúp thanh nhiệt, giải độc nên trong các trường hợp bị mụn nhọt, hay mẫm ngứa có thể dùng diếp cá để làm mát máu.
Đối với nhữngngười bị bệnh đường ruột, hay tiêu chảy cũng có thể sử dụng diếp cá để chữa trị. Rau diếp còn có tác dụng hạ sốt cho trường hợp bạn không muốn dùng thuốc tây. Đặc biệt là phụ nữ mang thai không dùng được loại cây này. Diếp cá được dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt.
>>> Hiểu hơn về tác dụng của cây diếp cá: Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì đối với cơ thể?
6. Cây gừng – Cây thuốc quý quanh nhà
Trong gừng chứa 2 thành phần Gingerol và shogaol sẽ làm giảm cơn đau co thắt đường tiêu hóa, buồn nôn hiệu quả. Đây cũng là loại thuốc chống say khi đi tàu xe. Bên cạnh đó, việc uống nước gưng còn giúp ngăn ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ.
7. Cây lạc tiên
Cây lạc tiên hay còn được gọi với nhiều tên khác như: Cây nhãn chùm bao, cây hồn tiên, long châu quả,…Đây là một trong những loại cây thuốc nam quý của nước ta. Cây thường mọc ở những vùng đất hoang nằm ven đường ở các vùng quê hay khu vực đồng bằng. Đây là một trong những cây thuốc quý trong nhà.
Trong Đông Y, cây lạc tiên được dùng để làm nguyên liệu thuốc chữa bệnh. Cây lạc tiên có tác dụng chủ yếu là an thần, chữa mất ngủ. Mặt khác, cây còn có vị ngọt và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
>>> Hiểu hơn về tác dụng của cây lạc tiên: Cây lạc tiên có tác dụng gì? Và những điều cần biết
8. Húng quế
Húng quế là một trong những cây thuốc quanh nhà cực kỳ an toàn, hiệu quả. Đây là một loại cây có vị cay, tính nóng, thơm, có tác dụng lợi tiểu, kích thích ra mồ hôi, giảm đau. Quả của húng quế có vị ngọt, cay, tính mát, rất tốt cho thị lực. Tất cả các bộ phận trên cây có tác dụng chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, khó tiêu.
9. Rau mùi
Rau mùi có các axit cacboxylic sẽ bám vào các kim loại nặng như thủy ngân để đưa chúng ra khỏi cơ thể. Có tác dụng chữa bện đau khớp, mệt mỏi mãn tính và trầm cảm. Bởi vậy, trong các bữa ăn hãy bổ sung lượng rau mùi thường xuyên nhé!
Hình ảnh cây rau mùi
10. Cây cỏ xước – Cây thuốc quý quanh nhà
Cây cỏ xước hay còn được gọi với tên khác là ngưu tất nam. Đây là một loại cây thân thảo, sống lâu năm và thường mọc thành bụi ở bên đường. Cây có hình túi cao khoảng dưới 1m, hoa mọc thành bông ở ngọn cây mỗi cành nhỏ. Hạt của cây có hình trứng dài thường có sau khi hoa thụ phấn. Cây cỏ xước thường có vị đắng, chua.
Theo y học Phương Đông, cây cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt rất tốt bởi vị đắng, chua và tính mát của nó. Bên cạnh đó, công dụng của cây cỏ xước con giúp tiêu viêm, chống viên, làm lưu thông khí huyết và lợi tiểu rất tốt.
>>> Hiểu hơn về tác dụng của cây cỏ xước: Cây cỏ xước trị bệnh gì? Và những điều cần biết
11. Tía tô
Vừa là loại rau thơm ngon vừa là cây thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian. Tía tô có vị cay, tính ấm, giải cảm lạnh, giảm nôn mửa, đầy bụng. Canh tía tô có tác dụng an thai, giảm đau và chữa bệnh hen suyễn. Tía tô còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, giàu hàm lượng Fe, Ca, vitamin A, C,… tía tô rất tốt cho phế quản và phổi.
Theo nghiên cứu phổi hoạt động tốt sẽ giúp thần sắc tươi hơn, da giẻ hồng hào. Chính vì vậy, nhiều chị em đã sử dụng lá tía tô để làm đẹp da hiệu quả mà ít chi phí.
Mong những thông tin về các loại thuốc quanh nhà trên sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.